Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Đặc tính sinh học của da

Đặc tính sinh học của da

Tìm hiểu cấu trúc và đặc tính sinh học của da. Cung cấp thông tin về đặc tính sinh học của da để giúp chị em có thêm tư liệu lựa chọn phương pháp chăm sóc da đúng cách.
Ngày đăng: 15-11-2014
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
Da là tổ chức khá phức tạp gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì kết hợp chặt chẽ với nhau. Các tế bào biểu bì luôn luôn thay thế mới hoàn toàn trong 4-6 tuần. Như thế da là một trong các loại mô luôn sinh trưởng nhanh của cơ thể.
Lớp biểu bì của da (Epidermis): Dày từ 0.07 – 1.8 mm.
  • Là lớp ngoài cùng của da, có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Lớp biểu bì có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời.
  • Lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da
Một số các thành phần phụ của da cũng thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.
cấu trúc của da
Cấu trúc của da
Lớp trung bì (Dermis): Dày từ 0.7 – 7 mm.
  • Trung bì dầy hơn biểu bì từ 15 đến 40 lần. Là một lớp xơ rất chắc, được cấu tạo từ các chất nền tảng (chất gian bào), các tế bào liên kết, bó sợi liên kết và sợi đàn hồi, các tuyến ống và nang lông, cơ dựng lông, mạch máu, thần kinh.
  • Tế bào đặc trưng là các nguyên bào sợi. Chất tạo keo (collagen) là thành phần chủ yếu chiếm 77% trọng lượng lớp trung bì.
Chức năng trung bì: là nơi nuôi biểu bì ,bài tiết mồ hôi, chất nhờn, đào thải chất bã và các chất độc, là cơ quan điều chỉnh thân nhiệt (qua mồ hôi và co dãn lưới mao mạch), nhận cảm giác. Tái tạo làm liền vết thương, vết bỏng trên da, làm hàng rào sinh học miễn dịch, tạo ra một số men và các chất chế tiết, đáp ứng viêm và các phẩn ứng dị ứng.
Lớp hạ bì (Hypodermis): Dày từ 0.25 đến hàng cm.
  • Là mô liên kết mỡ và  gốc lông, tuyến mồ hôi , mạng lưới mạch máu, thần kinh của da cũng xuất phát từ hạ bì.
  •  Một số vị trí đặc biệt không có lớp hạ bì như: da cánh mũi, viền đỏ môi, bìu, đầu dương vật, da viền hậu môn, da mí mắt, nền móng chân móng tay, vành tai.
  • Lớp hạ bì phát triển nhiều ở vùng bụng, mông (nhất là phụ nữ), có ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cơ thể.
Do da có cấu trúc và chức năng rất phức tạp và quan trọng cho nên việc nuôi dưỡng da, chăm sóc da là hết sức cần thiết và phải khoa học. Mặt trong của da được nuôi dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng bằng đường ăn uống. Còn mặt ngoài của da được nuôi dưỡng chủ yếu bằng cách thẩm thấu.
DA MẶT
Da mặt là vùng da rất nhạy cảm, hở thường xuyên và tiếp xúc liên tục với môi trường, nó không những thể hiện sự thẩm mỹ mà còn dễ chịu tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, bức xạ, vi khuẩn, bụi bẩn… những yếu tố này hàng giây, hàng giờ làm thoái hoá và lão hoá da mặt. Do đó chăm sóc da mặt là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng.
 Phân biệt 3 đặc điểm da khác nhau
1. Da nhờn: Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da thường bị nhờn, trơn, nhớp pháp mồ hôi dầu, mùi mồ hôi khó chịu, nặng mùi. Những người này tóc thường bị bết, nhanh bẩn, nhiều gầu, da mặt hay bị mụn đen, mụn trứng cá (đặc biệt hay bị chứng trứng cá bọc).
da nhờn
Da nhờn
Xem thêm cách chăm sóc DA NHỜN
2. Da khô, nhạy cảm: Chiếm tỷ lệ không nhiều. Có đặc điểm da thường khô, mốc, hay bị sùi vẩy, sờ có cảm giác khô ráp, dễ bị nhăn nheo, dễ nhạy cảm, dễ dị ứng với các tác nhân môi trường, mỹ phẩm, thuốc. Hay gặp hơn ở  người da mỏng, da trắng.
da khô và da nhạy cảm
Da khô và da nhạy cảm
Cách chăm sóc DA KHÔ DA NHẠY CẢM
3. Da thường, da hỗn hợp: Gặp tỷ lệ nhiều nhất, hầu hết mọi người thuộc loại da này.
Theo tài liệu dịch nước ngoài
Cách chăm sóc DA HỖN HỢP

0 nhận xét:

Đăng nhận xét